Lắp đặt cốp pha cột là quá trình lắp ráp các tấm cốp pha lại với nhau, chúng ta hiểu cốp pha là gì?
Cốp Pha cột đang được sử dụng rất nhiều và phổ biến trong ngành xây dựng hiện nay. Bởi đặc tính lắp đặt và tháo lắp nhanh chóng, tiết kiệm thời gian làm việc của công nhân. Và chi phí đầu tư vì có thể sử dụng lại nhiều lần nên được các nhà thầu lựa chọn cho công trình của mình. Do đó, việc lắp ghép cốp pha cần phải đúng kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cho công trình. Hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc cách ghép cốp pha cột chi tiết, đúng kỹ thuật, hãy theo dõi bài viết nhé!
Nội dung chính
1. Lắp đặt cốp pha cột là gì?
Lắp đặt cốp pha cột là quá trình lắp ráp các tấm cốp pha lại với nhau thông qua các phụ kiện liên kết như: chốt sâu, tyren – bát chuồn… Sau khi thi công xong cốt thép cột; thì công tác lắp dựng cốp pha cột sẽ được bắt đầu. Cốp pha cột rất đa dạng về hình dáng: hình chữ nhật, hình vuông, hình đa giác, hình tròn…

2. Tìm hiểu sơ bộ về cốp pha cột trong xây dựng.
2.1 Khái Niệm
Cốp pha cột hay còn gọi là coffa cột hay coppha cột. Chúng là một loại khuôn đúc để đổ bê tông, được gia công bằng kim loại. Qua quá trình xử lý sẽ tạo hình thù cho các kết cấu công trình bê tông.
Hệ thống cốp pha cột có thể được thiết kế theo nhiều kích cỡ, mô đun khác nhau để tạo thành các hình dạng cột (vuông, tròn, đa giác…). Chúng được sử dụng trong các dự án xây dựng dân dụng và bê tông cho các tòa tháp dân cư, khối văn phòng và các trung tâm thương mại khác.
Có thể bạn quan tâm:
2.2 Cấu Tạo
Cấu tạo của cốp pha là: các mảng ván, thép ghép lại với nhau bằng phụ kiện liên kết. Nó có thể làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: thép, nhôm. Với chức năng giữ cho cốp pha đúng kích thước thiết kế; chống lại sức đẩy của bê tông khi đổ và đầm nên yêu cầu của gông cột phải nhẹ – cứng chịu được lực tốt – dễ lắp ráp và bảo quản. Giữa các gông đai phải có khoảng cách để chống lực xô ngang.
3. Các bước lắp đặt cốp pha cột:
Bước 1: Sử dụng các đệm gỗ đặt trong lòng khối móng làm cữ để ghim khung cố định chân cột.
Bước 2: Lần lượt dựng các tấm cốp pha từ trong ra ngoài, sau đó sử dụng phụ kiện cốp pha để liên kết các tấm với nhau, lắp gông và nêm chặt.
Bước 3: Kiểm tra xem cột có thẳng hay không bằng dây dọi.
Bước cuối: Dùng cây chống xiên giàn giáo hoặc móng neo để cố định ván khuôn cột.
* Sau khi ghép cốp pha xong, việc đổ bê tông cột cũng được tiến hành đảm bảo theo đúng các bước:
- Đưa bê tông vào khối đổ cốp pha qua cửa đổ thông qua máng đổ
- Chiều cao rơi tự do của bê tông được tính toán không quá 2m
- Đầm được đưa vào trong để đảm bảo theo phương thẳng đứng, sử dụng đầm dùi.
- Chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm khoảng từ 30 – 50cm.
- Thời gian đầm khoảng 40 giây . Trong quá trình thực hiện đổ bê tông cột cần tránh làm sai lệch cốt thép để đảm bảo tính chính xác cho quá trình thi công cột
- Khi đổ bê tông cột, lớp dưới của cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường bị ứ đọng ở đáy cột. Để giải quyết được tình trạng này, bạn nên đổ một lớp vữa xi măng dày từ 10 – 20 cm ở đáy cột để đảm bảo giải quyết được tình trạng ứ đọng cốt liệu kể trên.
4. Những nguyên tắc trong lắp đặt cốp pha cột
- Xác định tim ngang và dọc của cột, vạch mặt cắt của cột lên mặt nền, sàn.
- Cố định chân cột với những đệm gỗ đã đặt trong khối móng để làm cữ dựng ván khuôn cốp pha.
- Dựng lần lượt các tấm cốp pha từ phía trong đến các cốp pha phía ngoài.
- Neo giữ, chống cho cột thẳng đứng. ( tyren – bát chuồn, chốt sâu, cây chống tăng giàn giáo…).
- Cột có kích thước lớn, thì dựng trước một mặt hoặc dựng hộp cốp pha 3 mặt.
- Để phòng chống cốp pha bị sập đổ, khi gia công chế tạo và lắp đặt phải thực hiện đúng thiết kế và chỉ dẫn của kỹ sư công trường.
- Khi làm việc công nhân phải mang đầy đủ bảo hộ an toàn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi làm việc.
Tìm hiểu thêm: Cây chống xiên giàn giáo.
5. Điều kiện tháo gỡ cốp pha.
Sau khí ghép cốp pha thành công. Chúng ta tiến hành đổ bê tông cột, và trải qua thời gian đủ để bê tông cột đông cứng thì cần phải tiến hành tháo dỡ cốp pha.
- Thời gian tháo dỡ cốp pha là khi bê tông cột đã đạt được các yêu cầu: về cường độ, kết cấu, tải trọng của công trình.
- Việc tiến hành tháo dỡ cốp pha cần tránh những va chạm với các kết cấu bê tông và gây nên ứng suất đột ngột.
Việc tiến hành tháo dỡ cốp pha cột được thực hiện nhanh hay chậm phụ thuộc vào quy mô công trình và số lượng cột được đổ.
Cốp pha quan trọng trong toàn bộ quá trình thi công, xây dựng. Cách ghép cốt pha cột trên đây là một số những kinh nghiệm, chia sẻ điển hình để bạn có thể nắm bắt được quy trình thực hiện, cũng như các bước để có thể hoàn thiện được chi tiết này trong khi thiết kế và thi công.
Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế, thi công nhà dân dụng, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Giàn giáo Nam Dương của chúng tôi để được tư vấn và báo giá thiết kế.
Thông tin lên hệ lắp đặt cốp pha cột:
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ XÂY DỰNG THIÊN PHÚ
Giấy phép kinh doanh được cấp bởi Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM
Mã số thuế: 0315614155
ĐC: 92/C25 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Xưởng SX: 230 Tô Ký, Thới Tam Thôn, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
SĐT: 093.484.2468
Email: giangiaothienphu@gmail.com
Website chính thức: https://giangiaochuan.com | https://thietbixaydung.org